NHỮNG CÂU TỤC NGỮ THÁI VỀ ĂN UỐNG
(bản Nà Bó, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La)
Nguồn văn học dân gian của dân tộc Thái hết sức phong phú, đa dạng, từ những bài hát ru, đến những huyền thoại đã được đồng bào lưu giữ hàng hàng thông qua những câu chuyện mẹ kể cho con, lời hát, ca dao và tục ngữ. Kho tàng tục ngữ của người Thái có rất nhiều thể loại, tục ngữ về khuyên răn con người, về thời tiết, sản xuất, nhưng bên cạnh đó còn có cả những câu tục ngữ rất thú vị về ẩm thực, ăn uống, vốn là một phần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào. Trong bài viết này, tôi xin đề cập tới 20 câu tục ngữ, bài tục ngữ được sưu tầm qua lời kể của đồng bào và qua nghiên cứu các tài liệu về tục ngữ dân gian Thái của Quán Vi Miên, nhà nghiên cứu Hoàng Trần Nghịch, Vi Liên, Lò Văn Lả.
1, Mụ pi báu cứ xuộn phom.
Dịch: Lợn béo không bằng vườn gầy.
Lược giải: Câu tục ngữ mang tính so sánh, ý nói, việc chăn nuôi lợn không kinh tế bằng trồng trọt.
2, Kăm kháu dú năng địn
Kăm kin dú năng pá
Phaư chang chốc pên na
Phaư chang cha pên bản
Phaư chang pản pên me xắng luông
Dịch nghĩa:
Thóc gạo ở dưới đất
Thức ăn ở trong rừng
Ai khéo khai thành ruộng
Ai khéo dựng thành làng
Ai khéo đắp thành vũng nước to.
3, Pó cặn thạm hạ sính
Kháu bản tỉnh hạ sai
Dịch nghĩa: Gặp nhau hỏi thăm họ
Vào bản hỏi thăm dòng
4, Pi nọng khứn hươn nha tắp mạ
Lung tạ khứn hươn nha tắp lúc.
Dịch nghĩa:
Bạn đến chơi nhà đừng đánh chó
Bác, bá đến thăm đừng đánh con.
5, Chom puốk dú hay lỏ sanh kháu, sanh phái
Tháu ké dú hươn lỏ sanh lúc, sanh lạn.
Dịch nghĩa:
Đống mối ở nương là hồn lúa, bông
Cụ già trong nhà là hạnh phúc con cháu
6, Hắc lúc nha pón vạn
Hắc lạn nha pón xốm
Dịch nghĩa: Quý con đừng bón của ngọt
Thương cháu đừng bón của chua.
7, Đáy nốc po kịn tạ
Đáy pạ me kin kang
Đáy mák may kin pứak, lếm nhóng.
Dịch nghĩa:
Được chim bố ăn mắt
Được cá mẹ nhai xương
Được hoa quả bố mẹ mút xơ.
Đố về các loài hoa của người Thái:
8, Cặm phi tháu – Cặm chảu dứn
Dịch nghĩa:
Thờ cúng tổ tiên, thì già
Chăm nom cha mẹ, thì thọ
9, Phụa kịn tap – Mia kịn taư
Dịch nghĩa:
Chồng ăn gan – Vợ ăn mề
10, Mương múa pên té kốc
Hay hộc pưa chảu chạn
Dịch nghĩa: Mường rối ren tại chủ
Nương rậm tại chủ lười.
11, Chang kịn lảu chắng đảy kin lai ngán
Chang dệt quan chắng dú táng mướng lai tạo
Dịch nghĩa:
Khéo uống rượu mới được uống nhiều chầu
Khéo làm quan mới qua nhiều đời tạo.
12, Kin lảu bấng phú năng nựa
Khi hứa bấng phú năng tớ
Dịch nghĩa:
Uống rượu xem người ngồi trên
Đi thuyền xem người ngồi dưới.
13, Khạ mụ nhớ khọng tạo
Khạ quang hảo khọng phìa
Dịch nghĩa:
Đùi lợn to của tạo
Đùi nao béo của phìa.
14, Phắc kút tảu liệp nặm nhắng chẹp sía pa
Mụ, mạ nặng hương phìa nhăng pánh sia pay
Dịch nghĩa:
Rau dớn ven suối còn ngon hơn cá,
Lợn, gà nhà phìa còn quý hơn dân.
15, É kin nhá năng, é hăng nhá non
Dịch nghĩa:
Muốn có ăn đừng ngồi chơi, muốn giàu có đừng ngủ dài.
16, Pák đảy áo, cáo đảy dành
Dịch nghĩa:
Nói phải nghĩ kĩ mới nói, muốn tố cáo việc gì đó phải biết xem nên hay không, phải suy nghĩ xem việc mình làm nó đúng hay sai.
17, Nhá khẩu pên xók, nhá ók pên hói
Dịch nghĩa:
Vào đâu đừng để lại vết xấu, ra đâu đừng để lại tai tiếng.
18. |
Pi noọng:
Pay kin pa Ma kin lẩu Tảu non xớ húm pha
|
Dịch nghĩa: Người anh em: Đi ăn cá Về uống rượu Đến nằm đệm đắp chăn bông (bày tỏ tính hiếu khách) |
19, Đố vui các loài hoa:
Bók xăng púng cang mợng đeng xẳm?
Bók púng cang mợng đeng xẳm bók xòn
Hoa gì nở giữa mường đỏ thắm?
Hoa nở giữa mường đỏ thắm hoa hồng
Bók xăng púng lệp nặm đeng xét?
Bók púng lệp nặm đeng xét bók ngói đeng
Hoa gì nở ven suối màu đỏ hồng?
Hoa nở màu đỏ hồng ven suối hoa ngói[1] đỏ
Bók xăng púng pá pẹt bơn xam kẻo cắn?
Bók xinh mính púng pá pẹt kẻo cắn bơn xam
Hoa gì nở quấn quanh bãi cỏ tháng ba?
Hoa thanh minh nở quấn quanh bãi cỏ tháng ba
Bók xăng púng lệp nặm nả đán khao lơng?
Bók mạ púng lệp nặm nả đán khao lơng
Hoa gì nở vách đá ven suối màu trắng vàng?
Hoa mạ[2] nở vách đá ven suối màu trắng vàng
Bók xăng púng cang lặm lơng đeng húng dỏn?
Bók píp púng cang lặm lơng đeng húng dỏn
Hoa gì nở giữa cây vàng óng ánh?
Hoa píp nở giữa cây vàng óng ánh
Bók xăng púng lơng đải pin hớ?
Bók ta vịn púng lơng đải pin hớ
Hoa gì nở rộ màu vàng tơ?
Hướng dương nở rộ màu vàng tơ?
Bók xăng púng náng háy hợ pin hon?
Bók hon cáy púng náng háy hợ pin khon
Hoa gì nở trên nương thành chiếc mào
Hoa mào gà nở trên nương thành chiếc mào?
Bók xăng púng đeng dỏn cớn ngại?
Bók xíp chợ púng đeng dỏn cớn ngại
Hoa gì nở đỏ tươi trước trưa?
Hoa mười giờ nở đỏ tươi trước trưa
Bók xăng púng pụ pá đeng phang?
Bók ngịu púng náng pụ, náng pá đeng phang
Hoa gì nở trên núi, trên đồi đỏ như cây vang?
Hoa gạo nở trên núi, trên đồi đỏ như cây vang
Bók xăng púng lệp tạng đeng chỏi ngá coóng?
Bók toọng lang púng lệp tạng đeng chỏi ngá coóng
Hoa gì nở ven đường đỏ chói cành cong?
Hoa vông nở ven đường đỏ chói cành cong
Bók xăng púng lệp loọng đeng on?
Bók khắt púng lệp loọng đeng on
Hoa gì nở bờ mương đỏ tím?
Hoa cỏ khắt nở bờ mương đỏ tím
Bók xăng púng chợ ổn, khao lơng?
Bók ngộn pụng chợ ổn, khao lơng
Hoa gì nở vàng nhạt trên dây mập?
Hoa ngón nở vàng nhạt trên dây mập
Bók xăng púng đeng pính chêêng xoong hớ phính?
Bók toọng púng chêêng xoong đeng pính, hớ phính
Hoa gì nở đỏ rực, đỏ rỡ tháng hai?
Hoa vông rừng đỏ rực, đỏ rỡ tháng hai
Bók xăng púng chếu chình nả đán đeng che?
Bók vẹ púng chếu chình nả đán đeng che
Hoa gì nở rập rình che vách đá?
Hoa vẹ nở rập rình che vách đá
Bók xăng púng lệp tẹ đón chọi?
Bók phón púng lệp tẹ đón chọi
Hoa gì trăng trắng nở dọc bờ sông?
Hoa phón[3] trăng trắng nở dọc bờ sông
Bók xăng púng píu nọi khao đạo?
Bók tắc té púng píu nọi khao đạo
Hoa gì nở bông nhỏ, tím màu?
Hoa sim nở bông nhỏ, tím màu
Bók xăng púng phung lơng bơn chết?
Bók phải púng phung lơng bơn chết
Hoa gì nở vàng vào tháng bảy?
Hoa bông vải nở vàng vào tháng bảy
Bók xăng púng tịnh khá nam hom ngảu?
Bók pục púng tịnh khá nam hom ngảu
Hoa gì nở trên cành gai, thơm ngát?
Hoa bưởi nở trên cành gai, thơm ngát
Bók xăng púng nhó nhé min ơn?
Bók hến púng nhó nhé min ơn
Hoa gì nở loáng thoáng mùi hôi?
Hoa xoan nở loáng thoáng mùi hôi
Bók xăng púng khóp kháy pi bơn?
Bók băư lêến púng khóp kháy pi bơn
Hoa gì nở suốt tháng năm?
Hoa dâm bụt nở suốt tháng năm
Bók xăng púng khắn thum tsảng hợn hom hạu?
Bók lúm púng khắn thum tsảng hợn hom hạu
Hoa gì nở cạnh nhà, thơm người?
Hoa gió[4] nở cạnh nhà, thơm người
Bók xăng púng bơn lạp khuyết mộ?
Bók láp púng bơn lạp khuyết mộ
Hoa gì nở tháng chạp, cuối mùa?
Hoa láp, nở tháng chạp, cuối mùa
Bók xăng púng bơn chêêng tạn lạy?
Bók mặn, bók táo púng bơn chiêng tạn lạy
Hoa gì nở tháng giêng, người lạy?
Hoa mận, hoa đào nở tháng giêng người lạy
Bók xăng púng cang bản, cang mơng tạn hạu?
Nhịnh xao pin phung bók náng bản mợng tạn hạu.
Hoa gì nở giữa bản, giữa mường, để người hầu?
Gái xinh là hoa nở giữa bản, giữa mường, để người hầu.
Chú thích:
[1] Hoa ngói thường hay mọc ven các con suối, hình dạng gần giống hoa mào gà.
[2] Hoa mạ: Là một loại hoa rừng, là thứ hoa được dùng để trang trí trong lễ hội Kin Pang Then tổ chức vào tháng ba âm lịch (Tại Quỳnh Nhai Sơn La)
[3] Hoa phón: Là loại hoa bông nhỏ li ti như trứng cá, mọc thành chùm, có mùi thơm. Người Thái thường đem về dùng để hãm nước uống thay chè.
[4] Hoa gió là một loại hoa dại màu trắng, thường mọc ven suối, bờ ao, có mùi thơm dịu và bay đi rất xa theo gió, cho nên mới gọi là hoa gió.
20, Đáy kịn sớ nha lưu thú
Đáy dú nha lưm công lưm khun.
Dịch nghĩa: Được ăn đừng quên đũa
Được ở đừng ở quên ơn.
21, Các của ngon (khong đị)
Hộc quai – hái bé Sáy khé – kắm hon |
Rau trâu – dạ con dê Ruột cá chiên – tiết canh don |
Nụ cuộng họk Nốc chók cuộng hang |
Chuột trong ổ chim sẻ non trong ổ |
Pạ pỉnh tộp Kốp phò Họk lam |
Cá nướng nhồi gia vị Ếch nướng vùi tro Sóc cho vào ống lam |
Tịn mi, nặng sam pay mển, hon Sá pa kon, non tó |
Chân gấu- da gáy nhím, don Trứng cá quả, nhộng ong |
Klộn mụ lóng Pựn tọng quang, phán |
Da cổ lợn cỏ Da bụng hươu, nai |
Kháu tan na Pạ đúc pính |
Nếp tan ruộng Cá trê nướng |
Hăm cáy – Sáy pha |
Hòn kê gà – trứng ba ba |
Những câu tục ngữ, đố vui là lời răn dạy, là lời nói mà ông bà để lại đã trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người Thái. Họ dạy con cháu, họ đố nhau, họ nói với nhau lời tổ tiên dặn, họ ca hát và truyền miệng. Nhưng, hiện nay những câu nói này đâu đó vẫn được nói với con cháu nhưng chủ yếu chỉ ở những bản Thái xa, nơi chưa đô thị hóa và giao thoa văn hóa nhiều. Sự mai một dần về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục đang là một vấn đề cấp bách cần phải được quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp để lưu giữ văn hóa đặc sắc của các tộc người nói chung và người Thái nói riêng.
Qua bài viết này, tôi muốn lưu giữ 1 phần văn hóa trong ăn uống, là cách ứng xử với ẩm thực của người Thái tại bản Nà Bó, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, từ đó thấy tư duy phong phú, thế giới quan sinh động của đồng bào và trong thời gian tới, cần có những bài viết chuyên sâu, xuất bản những cuốn sách về văn hóa dân gian, ngôn ngữ truyền miệng của đồng bào, để đưa vào bảo tồn và phát huy kho tàng văn hóa dân tộc Thái vốn luôn độc đáo, đặc sắc.
Lường Ngọc Ánh – phòng Nghiệp vụ Bảo tồn Bảo tàng