Đường dây nóng: 0212.3850221

TRẢI NGHIỆM “VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG TẠI SƠN LA” NĂM 2022 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

Cập nhật: 15:36:11 08 / 05 / 2022
Lượt xem: 1347

TRẢI NGHIỆM “VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG TẠI SƠN LA” NĂM 2022 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

      Với phương châm từng bước đổi mới hoạt động của Bảo tàng trong giai đoạn hiện nay; nhằm quảng bá, giới thiệu, lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc tỉnh Sơn La, ngày 08/5/2022, Bảo tàng tỉnh Sơn La tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm “Văn hóa dân tộc Mông ở Sơn La” với sự tham gia của đông đảo các nghệ nhân bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, các em học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 754, cán bộ, chiến sỹ quân khu II đóng tại Sơn La và đông đảo du khách tới tham quan tại di tích quốc gia đặc biệt nhà tù Sơn La. 

Đồng chí Nguyễn An Đại – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh phát biểu khai mạc Ngày hội

            Sơn La là nơi hội tụ của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hoá mang đậm sắc thái riêng, độc đáo và vô cùng quý giá. Dân tộc Mông ở Sơn La chiếm hơn 15% dân số trên địa bàn tỉnh, thường cư trú tại các vùng núi cao của các huyện: Bắc Yên, Mộc Châu, Vân Hồ,… Là dân tộc có nhiều phong tục, tập quán và giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu hiện đang được lưu truyền, phổ biến trong đời sống hằng ngày.

            Trải nghiệm “Văn hóa dân tộc Mông ở Sơn La” diễn ra với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: vật gậy, đẩy gậy, ném pao, rồng ấp trứng, đi cà kheo,… Các trò chơi hấp dẫn du khách và các bạn học sinh. Các bạn trai thì thích thú với trò chơi đẩy gậy, rồng ấp trứng, đánh tu lu, còn các bạn gái năng động lại tham gia ném pao, tỷ mỷ từng đường kim mũi chỉ làm quả pao, hay cách thêu tạo ra những họa tiết trên trang phục truyền thống của người Mông.

 

Trò chơi Đẩy gậy – trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào Mông

Thêu tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Mông

Truyền dạy nghệ thuật tạo hoa văn trên vải của dân tộc Mông

Du khách trải nghiệm giã bánh dày tại Ngày hội

        Những trò chơi này tồn tại từ lâu đời và trải dài cùng lịch sử của dân tộc Mông, những trò chơi này thể hiện tinh thần thượng võ, tính đa dạng, năng động và mưu trí, sự khéo léo, bền bỉ trong các hoạt động của đời sống hàng ngày.

Hoạt động giáo dục trải nghiệm “Văn hóa dân tộc Mông ở Sơn La” với mục đích góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Đồng thời là hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới ngày quốc tế Bảo tàng 18/5 của những người làm công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại Sơn La.

Người viết: Lê Thị Thu Hường – Phòng Giáo dục-Truyền thông

 


Các tin khác:

Thống Báo

Liên Kết Website

Video - Sự Kiện

Không có video - Upload lại link

Thống Kê

Hôm nay : 408
Hôm qua : 353
Tháng này : 26166
Tổng truy cập : 3761450
Đang trực tuyến : 3