Đường dây nóng: 0212.3850221

Quy trình Bảo quản bảo hiện vật chất liệu vải trong kho của Bảo tàng tỉnh Sơn La

Cập nhật: 09:05:39 26 / 10 / 2023
Lượt xem: 4837

Quy trình Bảo quản bảo hiện vật chất liệu vải trong kho của Bảo tàng tỉnh Sơn La

Bảo quản là một trong những khâu công tác quan trọng của Bảo tàng nói chung, Bảo tàng tỉnh Sơn La nói riêng. Hiện nay, số lượng hiện vật chất liệu vải tại kho Bảo tàng Sơn La là 320 hiện vật. Mỗi hiện vật đều khác nhau về chủng loại sợi, đòi hỏi cách tiếp cận và xử lý cũng khác nhau. Việc bảo vệ di sản đi đôi với trách nhiệm của cán bộ bảo quản. Khi bảo quản hiện vật vải, cán bộ bảo quản phải tuân theo quy tắc nghề nghiệp trong bảo quản chất liệu vải, phân biệt rõ sự khác nhau giữa phục chế và bảo quản chất liệu vải để bảo vệ, khai thác và phát huy cao nhất giá trị của mỗi hiện vật.

Bảo quản hiện vật chất liệu vải thường được thực hiện theo các bước sau:

1- Chụp ảnh hiện vật trước khi bảo quản.

2- Vệ sinh khô: làm sạch hiện vật với các thiết bị như: máy hút bụi nhỏ, chổi lông mềm, các loại bàn chải, khăn lau... để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt hiện vật. Ở những khe, kẽ có thể dùng một số dụng cụ chuyên dụng như: kẹp, panh, tăm bông... để gắp bụi bẩn.

3- Vệ sinh ướt: đối với những hiện vật có bụi bẩn bám lâu ngày, khó loại bỏ sẽ sử dụng nước và các chất làm sạch vải như nước sạch, xà phòng (trung tính), hoặc dùng bông gòn thấm nước sạch để lau, tẩy vết bẩn, phơi khô (hiện vật được phơi khô trong bóng mát, nơi thoáng gió).

4- Làm phẳng, chống phai màu cho hiện vật vải nhuộm bằng phương pháp hơi nhiệt.

5- Tu sửa, gia cố các chỗ rách, đứt chỉ của hiện vật.

6- Xử lý chống nấm mốc và côn trùng trên hiện vật: sử dụng các phương pháp và hóa chất theo sự hướng dẫn của chuyên gia bảo quản, hoặc kinh nghiệm của các bảo tàng lớn ở Trung ương và các địa phương khác

7- Chụp ảnh hiện vật sau khi bảo quản, điền đầy đủ thông tin tình trạng vào phiếu, sổ sách kiểm kê bảo quản hiện vật.

8- Lập danh sách bảo quản hiện vật cho từng dân tộc.

Trong quá trình bảo quản trị liệu, viên chức chuyên môn của đơn vị luôn đảm bảo các nguyên tắc, quy trình xử lý hiện vật từng khâu bảo quản sơ bộ đến khâu bảo quản hóa chất, áp dụng phương pháp bảo quản phù hợp với từng loại chất liệu hiện vật; quá trình bảo quản luôn đảm bảo được tính khoa học và tính nguyên gốc, nguyên trạng của từng hiện vật.

Bảo quản là một công việc mang tính chất liên tục, đều đặn nhằm duy trì hiện trạng và kéo dài tuổi thọ cho hiện vật, hạn chế đến mức thấp nhất sự hư hỏng. Xác định được tầm quan trọng của công tác bảo quản hiện vật nói chung, bảo quản hiện vật chất liệu vảo nói riêng trong thời gian tới, Bảo tàng tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục quan tâm chú trọng công tác bảo quản hiện vật, qua đó góp phần gìn giữ, phục vụ công tác trưng bày và phát huy giá trị di sản văn hóa của các hiện vật dân tộc.

Phạm Quang Khải

 


Các tin khác:

Thống Báo

Liên Kết Website

Video - Sự Kiện

Không có video - Upload lại link

Thống Kê

Hôm nay : 424
Hôm qua : 353
Tháng này : 26182
Tổng truy cập : 3761466
Đang trực tuyến : 4