Đường dây nóng: 0212.3850221

Di sản văn hoá Sơn La - Một năm hoạt động với nhiều khởi sắc

Cập nhật: 07:59:58 24 / 11 / 2022
Lượt xem: 515

Di sản văn hoá Sơn La - Một năm hoạt động với nhiều khởi sắc

          Sau 2 năm, tỉnh Sơn La cũng như cả nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, các di tích, công trình văn hoá phải đóng cửa để phòng dịch bệnh. Từ ngày 15/3/2022, cả nước bắt đầu mở cửa trở lại, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo các giải pháp phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới. Với lĩnh vực di sản, một năm nỗ lực phấn đấu đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận và có phần khởi sắc.

          Vinh dự và tự hào cho di sản văn hoá Sơn La, ngày 15/12/2021, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (gồm các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu). Ngày 24/9/2022, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” 

          Một niềm vui nữa cho di sản văn hoá Sơn La, ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào, bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu. Ngày 29/8/2022, tại Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào, tỉnh Sơn La đã tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962 - 05/9/2022); 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022) và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào.

          Các nghệ nhân dân gian, những báu vật nhân văn sống tiếp tục được tôn vinh. Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ban hành Quyết định số 1020/QĐ-CTN, ngày 24/9/2022 phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân nhân dân (NNND) cho 64 cá nhân ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ (tỉnh Sơn La có 02 nghệ nhân); Quyết định số 1021/QĐ-CTN, ngày 24/9/2022, phong tặng danh hiệu Nghệ nhâ ưu tú (NNƯT) cho 547 cá nhân ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ (tình Sơn La có 11 nghệ nhân).

          Các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động di sản văn hoá năm 2022 đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Công tác phục vụ khách tham quan: đón tiếp 231.000 lượt khách tham quan, trong đó tổ chức phục vụ chu đáo 64 đoàn đại biểu lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước; các đoàn ngoại giao, đoàn lãnh đạo trong và ngoài tỉnh, các Sở, ban, ngành đến dâng hoa, dâng hương nhân các ngày lễ, sự kiện chính trị của tỉnh, của ngành tại các điểm di tích, công trình  văn hóa- tâm linh Bảo tàng tỉnh được giao quản lý, đặc biệt là các đoàn đại biểu về dự: Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Nhà cách mạng, Liệt sỹ Tô Hiệu (tháng 3); Chuỗi sự kiện Festial trái cây và sản phẩm OCCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La (tháng 5); Lễ kỷ niệm Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (tháng 8); Lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Sơn La (tháng 11)…

Công tác trưng bày triển lãm phục vụ nhiệm vụ chính trị: Tổ chức trưng bày 03 triển lãm chuyên đề theo kế hoạch: “Tinh thần Tô Hiệu”; “Thể thao Sơn La - Một chặng đường phát triển”; “Sắt son tình nghĩa Việt Nam - Lào”. Ngoài ra, phối hợp với Bảo tàng Hà Nội trưng bày và khai mạc triển lãm “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt qua mộc bản Triều Nguyễn - Di sản văn hóa tư liệu thế giới và di sản tư liệu của người Thái, người Dao Sơn La" ; Trưng bày triển lãm "Sơn La - 70 năm một chặng đường vinh quang" kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Sơn La. Tham gia trưng bày không gian văn hoá - du lịch tại các ngày hội, liên hoan do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức, với các chủ đề: "Sắc màu Sơn La thắm tình hữu nghị Việt Nam - Lào" (Tham gia Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III, tại tỉnh Điện Biên); “Sơn La - Sắc màu văn hóa dân tộc Dao” (Tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II, tại tỉnh Thái Nguyên); “Sắc màu văn hoá các dân tộc Sơn La” (Tham gia Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số, khu vực miền núi phía Bắc lần thứ I tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội); “Đặc trưng văn hoá các dân tộc Sơn La” (Tham gia Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch vùng Tây Bắc lần thứ VII, tại tỉnh Phú Thọ). Các nội dung trưng bày đều được nghiên cứu, chọn chủ đề làm ý tưởng cho nội dung, thiết kế nội dung, mỹ thuật, biên soạn text khoa học, công phu để cho ra những sản phẩm trưng bày mang đậm bản sắc văn hoá, lịch sử, mỹ thuật của tỉnh Sơn La.

Công tác quản lý và phát huy giá trị di tích: Hoàn thành hồ sơ khoa học Mái đá bản Mòn trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia. Đây là một di tích được bà M.Colani - một nhà khảo cổ học người pháp phát hiện và khai quật lần đầu tiên vào năm 1927. Từ đó đến nay, đã có một số đoàn cán bộ khảo cổ học trong và ngoài nước tổ chức khảo sát, thu thập hiện vật. Năm 2006, di tích khảo cổ Mái đá Bản Mòn được xếp hạng cấp tỉnh. Đây là di chỉ khảo cổ học đầu tiên của tỉnh Sơn La được xếp hạng. Năm 2021, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép, Bảo tàng tỉnh Sơn La đã phối hợp với Viện Khảo cổ học và Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức khai quật di chỉ Mái đá bản Mòn lần thứ 2. Năm 2022, tiếp tục thực hiện công tác chỉnh lý di vật, hiện vật sau khai quật: chụp ảnh 450 hiện vật, đo vẽ 500 hiện vật, viết lý lịch 300 hiện vật, dập hoa văn 200 hiện vật. Năm 2022, thực hiện tu bổ, gia cố khẩn cấp các hạng mục di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La (giai đoạn 2); Tổ chức khảo sát, đánh giá và trình UBND tỉnh bổ sung danh mục 03 di tích.

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản: Sưu tầm 165 tư liệu, hiện vật  mới, trong đó tập trung cho sưu tầm tư liệu, hiện vật bổ sung cho hồ sơ tù nhân chính trị bị giam cầm tại Nhà tù Sơn La giai đoạn 1930-1945, Nhà tù Sơn La (với 300 trang tài liệu); Bảo quản 6.000 tư liệu, hiện vật tại Bảo tàng và các điểm di tích, trưng bày; Kiểm kê 500 hiện vật; Tư liệu hóa, số hóa 500 hiện vật; Vệ sinh bảo quản, scan phim âm bản 900 phim tư liệu về phần kháng chiến chống Pháp bằng thiết bị chuyên dụng.

Công tác giáo dục truyền thông: Xây dựng chuyên đề tại cơ sở 01 chuyên đề phục vụ giáo dục truyền thống tại cơ sở, với chủ đề “Tinh thần Tô Hiệu”; Tổ chức thực hiện 90 cuộc giáo dục truyền thống (tại Bảo tàng - Di tích QGĐB nhà tù Sơn La: 57 cuộc; tại các trường học của huyện Mường La và Mai Sơn: 20 cuộc, thu hút 12.000 lượt cán bộ, giáo viên, học sinh tham dự); tổ chức 04 hoạt động giáo dục trải nghiệm: "Văn hóa dân tộc Mông ở Sơn La" và 03 cuộc Em yêu lịch sử, chủ đề “Tinh thần Tô Hiệu”, thu hút khoảng 10.000 du khách, học sinh trực tiếp tham dự, 20.000 - 22.000 lượt theo dõi trên Fanpage và Website, 10 - 20 lượt đơn vị truyền thông trong và ngoài tỉnh đưa tin sự kiện; Phát sóng 6 chuyên mục Di sản văn hóa, với các chủ đề: Tinh thần Tô Hiệu; Phát huy giá trị của hoạt động giáo dục trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh Sơn La; Từ chiến dịch Điện Biên Phủ đến Công trường 111 - Ký ức hào hùng của những người Cựu Thanh niên xung phong Sơn La; Nghi lễ Mo Mường; Vai trò của Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào đối với quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nam - Lào; Công tác kiểm kê, bảo quản tại kho Bảo tàng tỉnh Sơn La; Phối hợp với các chuyên gia khảo cổ học biên soạn, xuất bản 500 cuốn sách “Khảo cổ học Tiền sử vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La”.

Thực hiện công tác khảo sát, phỏng vấn nhân chứng, sưu tầm tư liệu, hiện vật phục vụ công tác trưng bày Di tích Ngã ba Cò Nòi: Điền dã tại thành phố Sơn La, huyện Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên và 3 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Thực hiện công tác Nghiên cứu, phỏng vấn nhân chứng, sưu tầm tư liệu, hiện vật phục vụ trưng bày di dân khai hoang xây dựng kinh tế mới: Điền dã tại 03 huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Sông Mã: Gỡ băng phỏng vấn nhân chứng, xây dựng timeline (1.298 phút); Sưu tầm 19 tư liệu ảnh, hiện vật; hiệu đính băng phỏng vấn nhân chứng (1.130 phút); xây dựng timeline video (233 phút)…

Hoàn thành Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia: Tổ chức trình diễn và trải nghiệm “Nghệ thuật Khèn của người Mông huyện Mộc Châu” tại Bảo tàng tỉnh: Hoạt động giáo dục trải nghiệm đã thu hút được trên 3.000 lượt người tới tham quan, học tập và trải nghiệm; Tổ chức thiết kế, biên soạn, in và phát hành 4.000 tờ rơi về 02 di sản văn hoá: Lễ cúng dòng họ của người Mông, Lễ Pang A (cầu an) của người La Ha; Tổ chức 02 lớp truyền dạy Nghệ thuật Khèn Mông tại 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ với 60 học sinh tham gia; Tổ chức 06 hoạt động ngoại khoá tại các trường học ở 02 huyện Thuận Châu và Phù Yên, thu hút được 352 giáo viên và 6.230 học sinh tham gia.

Hoạt động di sản văn hoá năm 2022 đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Sơn La; tuyên truyền, giáo dục di sản cho các thế hệ; quảng bá, giới thiệu di sản văn hoá của tỉnh Sơn La tới bạn bè trong nước và quốc tế!

                                                                                                 HẢI YẾN

 


Các tin khác:
(06/01/2023 09:06)

Thống Báo

Liên Kết Website

Video - Sự Kiện

Không có video - Upload lại link

Thống Kê

Hôm nay : 2
Hôm qua : 2
Tháng này : 4343
Tổng truy cập : 95875
Đang trực tuyến : 2